CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

GÓC SINH VIÊN

Lượt truy cập

222314
Hôm nayHôm nay28
Tuần nàyTuần này966
Tháng nàyTháng này622
Số khách trực tuyến 4

Tăng cường sức khỏe trong mùa dịch

 

Dịch bệnh COVID-19 đang diến biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh bên cạnh các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn...

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì cân bằng dinh dưỡng là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng. Việc chủ động tăng cường sức đề kháng là rất cần thiết để phòng chống dịch hiệu quả.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động tăng cường sức đề kháng qua dinh dưỡng và vận động để phòng chống dịch hiệu quả:

Theo: Bộ Y tế.

Thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh mùa dịch

 

Suckhoedoisong.vn - Duy trì lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý là những cách có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chuẩn bị sẵn sàng khi cơ thể tiếp xúc với các mầm bệnh không mong muốn.

Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng

Các thực phẩm giàu Vitamin D: Các loại cá, lươn, sữa, trứng, đậu, phomai, ngũ cốc…

- Vitamin D có vai trò trong việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể;

- Bổ sung liều Vitamin D hằng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp.

Vitamin A (Retinol và Beta-carotene): Dầu cá, gan động vật, trứng, cà rốt, cải xanh, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bơ,…

- Vitamin A giúp tăng cường chức năng miễn dịch;

- Thúc đẩy kháng thể đặc hiệu và giảm triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh;

- Vitamin A cung cấp từ thực phẩm có thể đủ nhu cầu (trừ phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 1 tuổi).

Các thực phẩm giàu Vitamin C: ớt chuông, bưởi, kiwi, chanh, ổi, cam, dâu tây, đu đủ…

- Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, giảm triệu chứng viêm;

- Vitamin C liều cao (500 - 1000mg/ngày) không ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh nhưng giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc.

Thực phẩm giàu Vitamin E: hạnh nhân, hạt dẻ, quả bơ, hạt bí, kiwi,…

Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch.

Các thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá trích, các loại hạt, ngũ cốc,…

- Omega-3 là acid béo thiết yếu được biết đến với hiệu quả ức chế viêm và giữ cho hệ thống miễn dịch trong tầm kiểm soát.

- Nên sử dụng 1000 - 2000 mg/ngày.

Beta-Glucan: Dầu cá, gan động vật, trứng, cà rốt, cải xanh, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bơ,...

- Beta-Glucan là chất điều hòa miễn dịch có hiệu quả sinh học cao nhất;

- Cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi được tăng cường.

Các loại gia vị có tính kháng khuẩn: tỏi, gừng,…

Các chất hóa học thực vật giúp kháng viêm, nâng cao miễn dịch cơ thể.

Các thực phẩm giàu Kẽm: Sò, vừng, mộc nhĩ, hạt điều, sữa bột, ngũ cốc, thịt, hải sản,…

- Kẽm liên quan đến sản xuất và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch.

- Kẽm ở liều 5 - 20mg/ngày giúp giảm tỷ lệ mắc, đợt cấp và thời gian mắc của nhiễm trùng đường hô hấp.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật.

Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch.

Thực phẩm cho một bữa ăn lành mạnh

- Nên chọn lựa thực phẩm tươi: bổ sung 300g rau củ, 200g trái cây mỗi ngày, 180g ngũ cốc nguyên cám.

- Tránh sử dụng thực phẩm thực phẩm chế biến sẵn: đồ hộp, xúc xích, pizza, bánh quy…

- Nên ăn 160 - 200g thịt cá, thịt đỏ 1 - 2 lần/tuần, thịt trắng 2 - 3 lần/ngày.

- Hãy lựa chọn hoa quả tươi cho bữa phụ thay cho các loại thực phẩm nhiều đường, muối, mỡ.

- Uống đủ nước

+ Hãy uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày, nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.

+ Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả.

+ Tránh uống cà phê, nước ngọt có ga, nước tăng lực.

- Sử dụng sữa chua hằng ngày để có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh.

Chế biến thực phẩm

- Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật: dầu ô liu, dầu hướng dương...

- Không chế biến quá kỹ các loại rau củ.

- Sử dụng dưới 5g muối mỗi ngày.

- Khuyến khích sử dụng tỏi trong các món ăn (ăn sống, ép lấy nước, xào cùng thức ăn).

Xây dựng thói quen tốt

- Tập luyện thể dục hằng ngày tại nhà.

- Phơi nắng mỗi ngày 10 - 15 phút giúp bổ sung vitamin D tự nhiên.

theo suckhoedoisong.vn

9 điều không nên làm trước khi ngủ

 

Suckhoedoisong.vn - Giấc ngủ ngon là chìa khóa giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần cho ngày mới. Nhưng để có được giấc ngủ thư thái, cần có những bước chuẩn bị tốt trước khi đi ngủ.

 

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Giấc ngủ Lâm sàng, các sản phẩm có chứa caffeine được dùng 6 giờ trước khi ngủ sẽ làm giảm thời gian ngủ ít nhất một giờ.

Loại chất kích thích này cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch có thể mắc phải và bản thân các căn bệnh này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi ngủ không đủ giấc.

Mặc dù không nên tập một hoạt động thể thao cường độ cao trước khi đi ngủ, nhưng một bài tập thể dục vừa phải và thường xuyên vào cuối ngày sẽ giúp bạn dễ ngủ. Giấc ngủ ban đêm sẽ không bị rối loạn và hoạt động thể chất sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ sâu hơn.

Theo Inserm (Viện nghiên cứu sức khỏe Pháp), cường độ ánh sáng, nhiệt độ, số người ngủ trong phòng hoặc sự hiện diện của màn hình đều là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, điều quan trọng là ưu tiên bóng tối và không có tiếng ồn.

Và sau đây là 9 hoạt động , các chuyên gia khuyên bạn nên tránh để có được giấc ngủ ngon

1- Chợp mắt

Nếu bạn chợp mắt sau 3 giờ chiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy chọn cách mát-xa mặt bằng nước lạnh hoặc đi bộ nhanh cho tỉnh ngủ.

khong-ngu-trua-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-202011091312554926Một giấc ngủ ngày có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ban đêm

2 - Uống cà phê quá muộn

Uống đồ uống có chứa caffein sau bữa tối sẽ cản trở giấc ngủ của bạn. Caffeine ẩn chứa trong nhiều sản phẩm, chẳng hạn như trà, sô cô la, kẹo, nước ngọt và nước tăng lực.

3 - Tập thể dục trước khi đi ngủ

Nếu bạn không có thời gian để tập thể dục trước khi kết thúc một ngày, hãy nhớ kết thúc buổi tập ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.

4- Uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước trong ngày để tránh uống quá nhiều trước khi đi ngủ. Thói quen xấu này làm gián đoạn giấc ngủ sâu vì nó buộc bạn phải thức dậy để đi vệ sinh.

uong-nuoc-truoc-khi-ngu-6-1024x682Uông nước trước khi ngủ nên hạn chế để giấc ngủ được sâu

5- Tăng nhiệt độ

Thật khó đi vào giấc ngủ ngon trong thời tiết nóng bức. Nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

6– Ngồi trước máy tính

Nhiều người có thói quen ngồi trước màn hình máy tính trước khi ngủ như tranh thủ làm việc, xem tin tức, lướt mạng xã hội. Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo không tốt cho giấc ngủ, đặc biệt là ánh sáng xanh do màn hình tạo ra.

7 – Ăn vặt trước khi ngủ

Ăn vặt quá nhiều ngay trước khi đi ngủ ảnh hưởng đến việc trao đổi chất của bạn và làm tăng nguy cơ khó tiêu và gặp ác mộng.

8- Uống rượu

Mặc dù rượu có thể khiến bạn buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn, nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ sâu của bạn. Do đó, uống rượu trước khi ngủ có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm, cản trở quá trình cơ thể nghỉ ngơi và làm suy giảm trí nhớ.

9– Cáu giận

Các cuộc tranh cãi hoặc tranh luận gây cáu giận vào đêm khuya có thể kích hoạt cơ thể tiết hormone khiến bạn tỉnh táo lâu hơn.

căng thảngNếu muốn ngủ ngon hãy tránh các cuộc tranh luận trước giờ ngủ

 

theo suckhoedoisong.vn

Không khám sức khỏe định kỳ: Sai lầm!

“Số đông người dân vẫn chưa chú trọng đến việc khám sức khỏe định kỳ. Đó là một sai lầm. Thực ra khi chưa có triệu chứng gây khó chịu hoặc thậm chí còn đang cảm thấy khỏe mạnh thì nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, chi phí điều trị cao,

“Số đông người dân vẫn chưa chú trọng đến việc khám sức khỏe định kỳ. Đó là một sai lầm. Thực ra khi chưa có triệu chứng gây khó chịu hoặc thậm chí còn đang cảm thấy khỏe mạnh thì nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, chi phí điều trị cao, cũng có khi bệnh đã đi vào giai đoạn cuối có thể dẫn đến tử vong…”, Ths.BS. Trịnh Thị Diệu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khẳng định.

Khổ vì quan niệm “bói ra ma, quét nhà ra rác”

Theo Ths.BS. Trịnh Thị Diệu Thường, khi cuộc sống tất bật và có quá nhiều lo toan như hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ được nhiều người xem như là một việc làm xa xỉ, lãng phí, tốn thời gian. Đáng lưu tâm hơn, có không ít người lại có quan niệm rằng: “bói ra ma, quét nhà ra rác”. Bác sĩ khám kiểu gì cũng ra bệnh. Đang yên vui bỗng dưng phải sống trong lo sợ, hoang mang vì bệnh tật. Thôi: “Trời kêu ai nấy dạ”. Ths.BS.Trịnh Thị Diệu Thường cho rằng, quan niệm như vậy là sai lầm. Có nhiều bệnh nguy hiểm khi mới mắc thường không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, khi phát hiện ra với những triệu chứng điển hình thì bệnh đã ở vào giai đoạn rất nặng.

Cần đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm bệnh

Anh Võ Thành N. 36 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận, TP.HCM, đã phải thay đổi ngay quan niệm “bói ra ma, quét nhà ra rác” sau một lần bị bệnh “thập tử nhất sinh”. Anh rùng mình kể lại: trước đây anh thường bị ho, tức ngực. Mỗi lần như vậy anh lại tự ý đi mua thuốc ở nhà thuốc về uống. Cũng có một vài lần uống thuốc mãi không hết, anh đi khám bác sĩ. Bác sĩ ghi trên toa thuốc anh bị viêm phế quản. Dù bị như vậy nhưng mỗi năm khi công ty anh tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên anh vẫn tự rút tên mình ra khỏi danh sách. Lý do là, sợ biết mình mắc bệnh lắm, kiểu gì đi khám, bác sĩ chẳng phán anh bị bệnh này bệnh nọ. Vào giữa năm 2010, anh bị ho dữ dội, khó thở và đầu óc thấy lơ mơ. Anh không nhớ mình nói gì, làm gì và đang ở đâu. Vào cấp cứu tại BV. Phạm Ngọc Thạch, anh được chẩn đoán bị lao phổi. Phát hiện bệnh trễ nên anh đã bị biến chứng lên não. Sau khi may mắn chữa khỏi bệnh, giờ anh là người đầu tiên ở công ty đăng ký khám sức khỏe định kỳ.

 

Ths.BS. Trịnh Thị Diệu Thường cho biết, khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất quan trọng, giúp mỗi người phòng và phát hiện bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là dịp để có được cái nhìn tổng quát về sức khỏe bản thân, tránh được các lo lắng không cần thiết. Tuy nhiên, rất ít người ý thức được sự cần thiết của công việc này. Chẳng hạn, số liệu thống kê cho thấy, ở Việt Nam có khoảng 42 - 64% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Song hầu hết mọi người chỉ đi khám khi có bệnh mà không hề chủ động thăm khám định kỳ. Báo cáo của BV. Nội tiết Trung ương cho thấy có tới 65% số bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường mà hoàn toàn không biết mình đang bị bệnh. Như vậy sẽ rất nguy hiểm khi bệnh đã diễn tiến nặng và có nhiều biến chứng. Trong khi đó, nếu khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì bệnh đái tháo đường sẽ được chẩn đoán sớm và chỉ bằng một xét nghiệm đơn giản.

Phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm

Ths. Diệu Thường cho rằng, khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh lao, tim mạch, các rối loạn chức năng hô hấp, cao huyết áp, ung thư phổi, dạ dày, vòm họng hay bệnh viêm gan siêu vi. Thường xuyên thăm khám sức khỏe kèm theo các xét nghiệm sẽ giúp phát hiện ra mình có nhiễm vi rút viêm gan: viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C hay không. Như vậy sẽ tránh được hậu quả là khi phát hiện ra bệnh thì đã có biến chứng xơ gan hay ung thư gan. Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện các bệnh ung thư. Trong giai đoạn đầu, bệnh ung thư thường không có biểu hiện triệu chứng gì cả, tuy nhiên có những nhóm bệnh có nguy cơ ung thư cao cần phải đặc biệt chú ý.

Với các chị em phụ nữ, cần đi khám để phát hiện sớm và chữa trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u xơ tử cung nhằm tránh các di chứng nặng nề như viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung và đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên khám phụ khoa để phát hiện ung thư cổ tử cung ít nhất 3 năm/lần cho đến lúc 69 tuổi. Một xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) đơn giản có thể giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư của tế báo cổ tử cung. Các xét nghiệm máu về HPV (một siêu vi ở người có thể gây ra ung thư cổ tử cung) cũng có ý nghĩa tầm soát quan trọng.

Ths.BS. Trịnh Thị Diệu Thường khuyến cáo, để có hiệu quả tối đa cho mỗi lần khám định kỳ, cần chuẩn bị trước các thông tin để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám bệnh như: tiền sử bệnh của bản thân (những lý do bị bệnh hay bị mổ, đã từng phải cấp cứu, những năm tháng đã có sự cố sức khoẻ, nếu có thể bản sao các xét nghiệm đã làm, biên bản phẫu thuật...); tiền sử bệnh của gia đình (bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, đái tháo đường... mà người thân trong gia đình đã mắc, độ tuổi mắc bệnh và nếu có thể cả lý do tử vong); những thuốc thường dùng; những phản ứng của thuốc; đã tiêm chủng những bệnh gì… Có một vấn đề cần đặc biệt lưu tâm là nếu có bất kỳ một triệu chứng khó chịu nào đó, cần phải đi khám ở cơ sở y tế ngay không được chờ đến dịp khám sức khỏe định kỳ.

NGUYỄN HUYỀN (suckhoedoisong.vn)

Dù mì tôm được khoa học hiện đại chứng minh là “kẻ giết người” thầm lặng nhưng vẫn có cách giúp vừa thưởng thức món ăn tiện lợi này, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH - TRA VINH UNIVERSITY
Số 126 Quốc lộ 53, khóm 4, phường 5, TP.Trà Vinh
Điện thoại: (+84).74.3855246 *Fax: (+84).74.3855217
Giấy phép xuất bản số: 35/GP-TTDT do Cục QL Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử(Bộ TTTT) cấp ngày 05/04/2013
Mọi chi tiết về nội dung website xin liên hệ: banbientapwebsite@tvu.edu.vn; Kỹ thuật: webmaster@tvu.edu.vn
Bản Quyền Trường Đại Học Trà Vinh